Banner
BÌNH THUẬN: TRIỂN KHAI TIÊM 7.300 LIỀU VẮC XIN PHÒNG, CHỐNG BỆNH SỞI ĐỢT 3
Lượt xem: 3
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Thuận đang triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi đợt 3 năm 2025 cho 09 huyện, thị xã, thành phố với mục tiêu từ 95% trẻ thuộc đối tượng tiêm chủng chưa tiêm hoặc chưa được tiêm sẽ được tiêm 1 mũi vắc xin chứa thành phần sởi nhằm khống chế sự gia tăng mắc bệnh sởi hiện nay.
anh tin bai
Đối tượng trong chiến dịch gồm trẻ đủ 6 tháng tuổi, bao gồm cả trẻ vãng lai, chưa đến độ tuổi tiêm chủng trong chiến dịch tiêm chủng trước; trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi, bao gồm cả trẻ vãng lai, chưa được tiêm trong chiến dịch tiêm chủng trước.
Đối tượng tiêm chủng đợt 3 còn áp dụng với trẻ từ 11 - 15 tuổi, bao gồm cả trẻ vãng lai tại xã, phường, thị trấn nguy cơ cao, rất cao chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm đủ mũi vắc xin chứa thành phần sởi; trẻ chưa rõ tiền sử tiêm chủng, không rõ tiền sử mắc sởi, có nguyện vọng tiêm vắc xin chứa thành phần sởi.
Theo kế hoạch, các địa phương sẽ triển khai ngay sau khi được phân bổ vắc xin và sẽ tiêm 7.300 liều vắc xin hoàn thành trước ngày 15/5/2025. Địa điểm tổ chức là các điểm tiêm vắc xin thường xuyên của các xã, phường, thị trấn hoặc các điểm tiêm chủng lưu động khác (trường học...) tùy thuộc vào tình hình thực tế tại địa phương.
Đặc biệt, trong chiến dịch đợt 3 này các địa phương Không tiêm vắc xin chứa thành phần sởi cho những đối tượng đã được tiêm vắc xin có chứa thành phần sởi trong vòng 1 tháng trước khi triển khai tiêm và không tiêm các đối tượng đã tiêm đủ 02 mũi vắc xin chứa thành phần sởi theo qui định.
Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh sởi. Điều trị chủ yếu là giải quyết các triệu chứng bệnh và các biến chứng nếu có.
Bệnh sởi rất dễ lây! Cứ 1 ca bệnh sởi có thể lây cho 12 - 18 ca khác trong quá trình bệnh. Sự lây truyền của bệnh trong cộng đồng chỉ có thể được ngăn chặn khi đạt được miễn dịch cộng đồng trên 95%.
Tất cả những người chưa bị mắc bệnh sởi hoặc chưa được gây miễn dịch đầy đủ bằng vắc xin sởi đều có thể mắc bệnh sởi. Điều đáng sợ nhất của sởi không phải là các nốt phát ban mà là biến chứng. Những biến chứng có thể gặp là: viễm não, viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm loét giác mạc và mù lòa,...
Mọi người hãy chủ động tiêm phòng vắc xin sởi ngay hôm nay! Tiêm vắc xin không chỉ bảo vệ bản thân mà còn giúp bảo vệ gia đình và cộng đồng khỏi nguy cơ bùng phát dịch sởi. Hãy hành động ngay để bảo vệ sức khỏe cho chính bạn và mọi người xung quanh.
@HỒ HƯNG

Chuyên mục
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang