PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ: VẤN NẠN NGƯỜI NỔI TIẾNG QUẢNG CÁO THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ
Mỗi
bài đăng hay hình ảnh của người nổi tiếng về thuốc lá thế hệ mới, tưởng chừng
vô hại, nhưng là mắt xích trong chiến lược của ngành thuốc lá nhắm vào giới trẻ.
Khi mạng xã hội trở thành kênh quảng bá chính, cần sự vào cuộc kịp thời của cơ
quan chức năng, những người có ảnh hưởng.
Tuyên
truyền tác hại thuốc lá điện tử
Hàng
năm, ngành công nghiệp thuốc lá chi ngân sách lớn để mở rộng thị phần, nhắm vào
giới trẻ. Một trong những chiến lược tinh vi là sử dụng người nổi tiếng quảng
bá thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha… dưới hình thức phong cách sống
hiện đại. Các nhà sản xuất thuê ca sĩ, diễn viên, nhóm nhạc có lượng fan trẻ
đăng bài, gắn hashtag trên mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok nhằm xây
dựng hình ảnh sản phẩm như biểu tượng thời thượng, sành điệu. Từ đó lôi kéo giới
trẻ sử dụng, lan truyền sản phẩm.
Hình
ảnh người nổi tiếng quảng bá thuốc lá điện tử với lời khen hấp dẫn, tạo cảm
giác thời thượng, lôi cuốn giới trẻ dễ bắt gặp trên mạng xã hội. Những thông điệp
đó dễ khiến giới trẻ bị cuốn vào mà không lường được. Đây chính là một chiến lược
tiếp thị được các tập đoàn thuốc lá lên kế hoạch công phu. Một số nghiên cứu chỉ
ra số liệu, gần 94% nội dung liên quan đến thuốc lá thế hệ mới xuất hiện trên
Facebook, tiếp theo Instagram, YouTube, các nền tảng khác. Phần lớn là quảng
cáo, review, hướng dẫn sử dụng. Trong khi, nội dung tuyên truyền, cảnh báo về
tác hại thuốc lá thế hệ mới, kêu gọi từ bỏ thuốc lá điện tử chiếm chưa đến 4%.
Thực
tế, không ít người nổi tiếng tham gia các chiến dịch quảng bá thuốc lá điện tử
một cách vô tình khi đăng bài, chụp hình hay xuất hiện trong các sự kiện tài trợ,
mà không nhận ra rằng hành động đó có thể tiếp tay cho xu hướng tiêu dùng độc hại.
Điều này đặc biệt nguy hiểm khi người bị ảnh hưởng nhiều nhất chính là giới trẻ,
nhóm tuổi dễ tổn thương, dễ nghiện. Một sự thật, thuốc lá điện tử không hề “an
toàn” như cách ngành công nghiệp thuốc lá cố tình tô vẽ. Nhiều nghiên cứu quốc
tế cho thấy, sản phẩm này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp, tim mạch, ảnh
hưởng tiêu cực đến sự phát triển trí não thanh thiếu niên. Thậm chí, thuốc lá
điện tử còn có thể trở thành “cánh cửa dẫn lối” đưa giới trẻ nghiện nicotine,
ma túy, thuốc lá truyền thống.
Người
nổi tiếng có ảnh hưởng lớn đến hành vi của công chúng, nhất là giới trẻ. Vì thế,
quảng bá sản phẩm gây hại như thuốc lá điện tử cần được cân nhắc, dựa trên
trách nhiệm xã hội. Tại Việt Nam, pháp luật nghiêm cấm mọi hình thức quảng cáo
thuốc lá thế hệ mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ báo chí, mạng
xã hội đến các sự kiện văn hóa, thể thao. Việc sử dụng người nổi tiếng để quảng
bá các sản phẩm này là hành vi trái pháp luật, cần bị xử lý nghiêm minh. Trước
thủ đoạn tinh vi của ngành thuốc lá trên mạng xã hội, đặc biệt nhằm vào giới trẻ,
các cơ quan quản lý, người nổi tiếng cần hành động quyết liệt hơn.
@TRANG MINH