Banner
CÁCH SƠ CỨU KHI BỊ BỎNG
Lượt xem: 60

Bỏng là tai nạn bất ngờ xảy ra trong sinh hoạt, hay gặp nhất ở trẻ nhỏ, vùng nông thôn chiếm đa số. Trong tất cả tai nạn bỏng như bỏng do lửa, bỏng nước sôi, bỏng hóa chất … thì bỏng do lửa, nước sôi là thường gặp nhất. Bỏng có thể để lại dị tật vĩnh viễn khi trẻ trưởng thành như co rút chi, biến dạng mặt, hỏng mắt…

anh tin bai

Trong năm 2023, toàn tỉnh có 330 ca bị bỏng, trong đó 157 ca ở lứa tuổi từ 0-14 tuổi; 164 ca từ 20-60 tuổi. Để hạn chế những tổn thương nghiêm trọng do bỏng gây ra thì việc sơ cứu ban đầu là vô cùng quan trọng.

Khi trẻ hay bất kì ai bị bỏng, cần nhanh chóng cởi bỏ quần áo, nhưng nếu dính vết bỏng thì để nguyên. Lưu ý khi quần áo đang cháy, phải dập tắt lửa trước bằng cách lăn tròn người, hắt nước hoặc phủ chăn ướt. Dội nước mát (nước máy, nước giếng sạch) vào vết bỏng; nếu vết bỏng rộng, sâu thì ngâm ngay nạn nhân vào chậu nước mát ngập hết vùng bỏng, bỏng vùng đầu mặt thì đắp khăn mát, làm liên tục như vậy 15-20 phút hoặc lâu hơn. Việc làm này sẽ giúp vết bỏng được dịu bớt đau rát, giảm sưng, giảm độ sâu của vết bỏng và làm  sạch vùng bị bỏng tránh các viêm nhiễm. Nếu vết bỏng phồng thì tuyệt đối không chọc thủng nốt phỏng cho xẹp.

Dùng gạc vô khuẩn hoặc miếng vải sạch băng vùng bị bỏng lại, tránh bụi bẩn vào vết bỏng.

Nhẹ nhàng tháo bỏ các tư trang cá nhân, vòng lắc hoặc đồng hồ, giày dép … trước khi vết bỏng bị sưng nề.

Trường hợp vết bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏ, thì có thể chăm sóc tại nhà nhưng nếu vết bỏng ở diện tích rộng, nặng hơn thì sau khi sơ cứu cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được tiêm phòng uốn ván và điều trị kịp thời.

Khi bị bỏng trong dân gian hay dùng kem đánh răng, lòng trắng trứng,… bôi ngay lên vùng bị bỏng, như vậy là không nên, tuyệt đối không được bôi bất cứ thứ gì vào vết bỏng. Việc này dễ làm nhiễm trùng vết bỏng, làm nặng thêm vùng bỏng làm cho thời gian điều trị kéo dài, chi phí điều trị tốn kém.

Để phòng tránh bỏng cho trẻ, cần tạo không gian sống an toàn cho trẻ. Để những thứ dễ gây bỏng như nước sôi, bình thủy, bao diêm, hộp quyẹt … ở xa tầm với của trẻ.

Trẻ nhỏ phải luôn có người lớn trông coi thật cẩn thận, nhà cửa dụng cụ phải sắp xếp ngăn nắp gọn gàng. Không nên ăn thức ăn nóng khi đang bế trẻ, chơi đùa với trẻ. Khi đun nấu cần để các cán xoong, chảo quay vào trong tránh việc vô tình không để ý mà va phải gây bỏng.

@ CDC BÌNH THUẬN

 


Chuyên mục
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang