Bệnh quai
bị lây theo đường
hô hấp, bệnh dễ lây và nếu ở thể nặng sẽ dễ gây biến chứng nguy hiểm: Viêm tinh hoàn ở nam có thể dẫn đến teo
tinh hoàn, vô sinh, viêm
buồng trứng ở nữ. Ngoài ra, còn có thể tổn thương thần kinh, viêm cơ tim,
viêm tuyến giáp, viêm tuyến lệ, viêm thần kinh thị giác, viêm phế quản, viêm
phổi, rối loạn chức năng gan, xuất huyết do giảm tiểu cầu... Năm 2022 Bình Thuận ghi nhận 18 ca mắc.
Bệnh lây từ người bệnh qua người lành thông qua nước bọt hoặc
dịch tiết mũi họng chứa virus khi người bệnh hắt hơi, ho, nói chuyện, khạc nhổ,...
Các triệu chứng phổ biến của bệnh
quai bị bao gồm: Sốt cao đột ngột, chán ăn, đau đầu, nhức mỏi toàn thân. Sau đó
vài ngày, tuyến nước bọt đau nhức, sưng to, có thể sưng ở một hoặc cả hai bên,
khiến khuôn mặt người bệnh bị biến dạng, khó nhai, khó nuốt.Ở bệnh nhân nam có
thể bị sưng bìu và đau tinh hoàn.
Khi trẻ có các dấu hiệu mắc quai bị, cha mẹ cần đưa
trẻ đến cở sở y tế để khám. Nếu xác định là quai bị thể nhẹ, được chỉ định chăm
sóc tại nhà thì cần phải chăm sóc đúng cách:
Khi trẻ sốt cao (trên 38,5 độ), tiến
hành hạ sốt bằng cách lau bằng nước ấm, có thể uống hạ sốt theo hướng dẫn của
thầy thuốc.
Cho trẻ uống nhiều nước và súc miệng
bằng nước muối sinh lý
Cho trẻ ăn loãng hoặc ăn bằng ống
hút (nếu trẻ nuốt khó);
Cho trẻ nằm trên giường với một chai
nước nóng bọc trong khăn để áp vào bên má đau.
Tuyệt đối không được cho trẻ nô đùa chạy nhảy vì những hoạt động này rất dễ dẫn đến biến chứng ở
tinh hoàn.
Lưu ý không được sử dụng lá cây, vôi
để bôi, đắp lên vùng bị sưng vì có thể gây bỏng, tăng nguy cơ bị bội nhiễm.
Vắc-xin có thể giúp phòng ngừa an toàn bệnh quai bị. Để đạt được hiệu quả phòng bệnh tối ưu cha mẹ hãy đưa trẻ
đi tiêm ngừa theo đúng lịch tiêm chủng của trẻ.
@ CDC BÌNH THUẬN