PHÒNG NGỪA SỎI THẬN
21/12/2023
Lượt xem: 636
Sỏi thận hình thành và diễn biến âm thầm, chỉ khi sỏi rất to, bắt đầu gây
tổn thương đến thận và đường dẫn niệu mới có các triệu chứng dữ dội. Phát hiện
các triệu chứng của bệnh sỏi thận từ giai đoạn sớm sẽ giúp người bệnh được điều
trị kịp thời.
Dấu
hiệu cảnh báo có thể gặp khi mắc sỏi thận tiết niệu là: Đau lưng,
đau vùng mạn sườn; Đau khi đi tiểu: sỏi di chuyển trên đường từ niệu quản xuống
bàng quang hoặc từ bàng quang xuống niệu đạo; Tiểu ra máu do sự cọ sát của sỏi trên
đường di chuyển; Tiểu rắt, tiểu buốt,
tiểu són; Cảm giác nôn, buồn nôn; Trong trường hợp có nhiễm khuẩn kèm
theo bệnh nhân có thể sốt, cảm giác ớn lạnh…
Để
phòng ngừa sỏi thận cần lưu ý: Uống đủ nước mỗi ngày. Lượng
nước nên uống mỗi ngày là 2 – 2,5 lít tùy theo nhu cầu hoạt động thể chất. Ăn nhiều rau, hoa quả tăng cường
chất xơ, vitamin, giảm ăn thịt. Hạn chế đồ ăn nhiều muối, đường, dầu mỡ, tránh tiêu thụ quá nhiều caffeine (trà, caffe…). Hạn chế uống rượu, bia, không sử dụng các sản phẩm từ
thuốc lá. Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc khi không có hướng dẫn
của bác sĩ. Duy trì cân nặng hợp lý. Tập thể dục thể thao phù hợp với sức
khỏe .
Có một số sai lầm
khi điều trị sỏi thận tiết niệu gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Như việc
tự ý dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn
thậm chí gây suy gan, suy thận... Vì vậy khi có dấu hiệu bị bệnh nên tới cơ sở
y tế để được khám, tư vấn để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. không tự ý
điều trị.
@ CDC