Sỏi tiết
niệu là một bệnh thường gặp, dễ gây biến chứng như nhiễm khuẩn, suy thận cấp
hoặc mạn tính. Nam giới mắc nhiều hơn nữ từ 2-3 lần. Sỏi gặp nhiều ở người
trưởng thành hơn là ở trẻ em và người già.
Sỏi tiết
niệu là sỏi nằm ở các cơ quan thuộc hệ tiết niệu (bao gồm sỏi thận, niệu quản,
bàng quang, niệu đạo…), có nhiều yếu tố phức tạp gây nên. Quá trình hình thành
sỏi thường bắt nguồn từ các muối khoáng hòa tan trong nước tiểu. Khi có những
rối loạn về mặt sinh lý bệnh học và có những yếu tố thuận lợi như giảm lưu
lượng nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu, dị dạng đường tiết niệu hoặc có yếu tố
di truyền thì các muối khoáng hòa tan sẽ kết tinh từ một nhân nhỏ rồi lớn dần
thành sỏi. Một số thực phẩm chứa nhiều chất calcium, oxalat, acid uric… nếu ăn
nhiều quá dễ tạo sỏi.
Sỏi tiết
niệu thường xuất hiện ở nơi có dòng nước tiểu yếu hoặc đường tiểu quá nhỏ, uốn
khúc, bị hẹp hay tắc nghẽn, do đó, những vị trí có sỏi thường là thận, niệu
quản chậu hoặc sát bàng quang, cổ bàng quang, niệu đạo, lỗ sáo. Sự di chuyển
của sỏi, nhất là những sỏi có gai nhọn sẽ cọ xát vào đường niệu gây ra những cơn
đau lưng, đái ra máu nếu sỏi ở thận, niệu quản. Khi sỏi cọ xát vào đường niệu
thì nguy cơ niêm mạc bị phù nề, viêm, là điều kiện tốt cho vi khuẩn xâm nhập
gây viêm nhiễm đường tiểu. Người bệnh sẽ thấy đau lưng, đái buốt, đái rắt, đái
đục.
Để phòng tránh bệnh, nên uống đủ nước,
nhất là khi thời tiết quá nóng bức hoặc làm việc nặng trong môi trường có nhiệt
độ cao; chế độ ăn hợp lý, tránh thức ăn quá nhiều canxi, protein, oxalat,
purin, thức ăn mặn... Đặc biệt, bệnh rất dễ tái phát, bệnh nhân bị sỏi phải chú ý chế độ ăn; không nên nhịn khi buồn đi tiểu, uống khoảng 1,5-2 lít nước/ngày. Cần khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ
gây bệnh, điều trị kịp thời tránh các biến chứng. Khi
người bệnh có những dấu hiệu như đau âm ỉ vùng thắt lưng, tiểu buốt, tiểu dắt,
tiểu ra máu… cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị kịp thời.
@ THY THY