PHÒNG NGỪA VÀ CHĂM SÓC TRẺ SUY DINH DƯỠNG
04/08/2023
Lượt xem: 167
Suy dinh dưỡng (SDD) thường
gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, nhất là lứa tuổi từ 6 đến 24 tháng tuổi, là giai đoạn
chuyển từ bú mẹ sang ăn thức ăn bổ sung. Theo số liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới,
có đến 45% trường hợp trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do SDD gây ra.
SDD là tình trạng thiếu hụt
năng lượng và các chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động
và tăng trưởng bình thường của cơ thể trẻ được phân loại làm 3 thể: Thể nhẹ
cân, thể thấp còi, thể gầy còm.
Muốn phát hiện sớm tình trạng
SDD của trẻ, các mẹ cần phải theo dõi cân nặng thường xuyên cho trẻ bằng biểu đồ
tăng trưởng. Nếu thấy trẻ không tăng cân, cần phải đưa trẻ đến bác sĩ chuyên
khoa, để tìm hiểu nguyên nhân. Khi đã xác định trẻ bị SDD, cha mẹ, người nuôi
dưỡng trẻ cần được hướng dẫn các biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách để cải thiện,
phục hồi sức khỏe của trẻ.
• Chăm sóc trẻ bị SDD: Vệ
sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, khích lệ trẻ. Với trẻ bị SDD, nên cho trẻ ăn nhiều
bữa trong ngày, mỗi bữa một ít để bảo đảm số lượng thức ăn cần thiết cho trẻ, đồng
thời phải cung cấp năng lượng cao hơn trẻ bình thường. Chế độ ăn của trẻ nên được
cân đối giữa các nhóm chất.
SDD ở trẻ em có thể phòng
ngừa và khắc phục theo một số gợi ý của chuyên khoa: Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn
trong 6 tháng đầu. Sữa mẹ luôn là thức ăn đầu đời hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh
và là thức ăn tốt, được trẻ chấp nhận trong giai đọan sau. Sữa mẹ, ngoài cung cấp
chất dinh dưỡng còn cung cấp các yếu tố chống lại bệnh tật, bảo vệ trẻ khỏi các
bệnh lý nhiễm trùng. Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bằng bữa ăn hợp lý; tập cho trẻ
ăn dặm khi bắt đầu 6 tháng tuổi. Cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng (bột,
đường, đạm, béo), không kiêng khem.
Trẻ bị SDD cần được thăm
khám định kỳ bởi các thầy thuốc chuyên khoa dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ
dinh dưỡng, cách chăm sóc hợp lý. Đồng thời, phát hiện sự thiếu hụt các vi chất
dinh dưỡng từ đó bổ sung một cách hợp lý và an toàn.
@ THY THY