Banner
BÊNH TAY CHÂN MIỆNG: LƯU Ý CÁC DẤU HIỆU NGUY HIỂM
Lượt xem: 49

Thời tiết Bình Thuận đang bước vào giai đoạn nắng nóng, dịch bệnh dễ lây lan. Bệnh tay chân miệng (TCM) đang tăng, tính đến tháng 02 năm 2024 ghi nhận 63 ca mắc, tăng 07 lần so với cùng kỳ năm 2023.

anh tin bai

Bệnh TCM rất dễ trở nặng và có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị.

Khi thấy trẻ có các dấu hiệu của bệnh: Trẻ bị sốt, xuất hiện tổn thương ở da (rát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối...). Trẻ có thể đau miệng, bỏ ăn, nôn, tăng tiết nước bọt, tiêu chảy, mệt mỏi, quấy khóc... Cần đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho trẻ uống và tự điều trị tại nhà.

Trong thời gian điều trị bệnh cho trẻ, cần theo dõi trẻ sát xao để có thể xử trí kịp thời khi có dấu hiệu bệnh trở nặng.

Dấu hiệu quan trọng nhất và đầu tiên ở trẻ là giật mình. Những trẻ bị tay chân miệng trở nặng đều có dấu hiệu trước đó là giật mình. Việc giật mình này xuất hiện khi trẻ thiu thiu ngủ, trẻ bắt đầu nhắm mắt nằm ngửa ra ngủ thì bắt đầu nảy mình lên, mở mắt nhìn trở lại, tiếp đó ngủ lại và tiếp tục giật mình. Nếu trong vòng 30 phút mà trẻ giật mình 2 lần trở lên thì bệnh chắc chắn sẽ trở nặng.

Dấu hiệu thứ hai, một số trẻ sẽ quấy khóc liên tục, mạch đập nhanh, da nổi bông tím hoặc trẻ yếu tay, yếu chân.

Dấu hiệu thứ ba là khi trẻ có dấu hiệu sốt trên 2 ngày và sốt cao liên tục trên 38,5 độ C, dùng thuốc hạ sốt cũng không hạ.

Chủ động phòng bệnh chính là biện pháp tốt nhất để bảo vệ trẻ khỏi TCM. Thực hiện tốt vệ sinh thân thể, đặc biệt cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch. Vệ sinh ăn uống, ăn chín uống sôi. Vệ sinh môi trường sống, lau rửa đồ dùng đồ chơi thường xuyên,…

@ CDC Bình Thuận

 


Chuyên mục
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang