Trước thềm năm học mới 2023-2024, phụ huynh trăn trở nhiều nỗi
lo, trong đó có vấn nạn bạo lực học đường. Cách nhận biết, biện pháp phòng
tránh như thế nào rất được quan tâm.
Bạo lực học đường bao gồm các hành vi bạo
lực về thể chất, gồm đánh nhau giữa các học sinh hoặc các hình phạt thể chất
của nhà trường; bạo lực tinh thần, bao gồm cả việc tấn công bằng lời nói; bạo
lực tình dục, bao gồm hiếp dâm và quấy rối tình dục; các dạng bắt nạt bạn học;
và mang vũ khí đến trường. Ngoài ra, còn có bạo lực bằng mạng xã hội,…
*
Các biện pháp phòng chống bạo lực học đường
-
Đối với học sinh:
Học
sinh nên tích cực rèn luyện kĩ năng sống, học cách kiềm chế cảm xúc, ngoan
ngoãn, lễ phép với ông bà, bố mẹ, thầy cô giáo. Đồng thời, tích cực tham gia
vào các hoạt động phong trào tình nguyện do nhà trường tổ chức và nghiêm chỉnh
chấp hành nội quy trường lớp. Học sinh cũng cần phải nhận thức rõ các hành vi
bạo lực, tránh xa bạo lực và nói không với bạo lực. Khi nhận thấy có hành vi
bạo lực xảy ra phải kịp thời thông báo ngay cho nhà trường, thầy cô giáo hoặc
cơ quan có thẩm quyền để can thiệp và xử lý kịp thời.
-
Đối với nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục:
Nhà
trường và các cơ quan quản lý giáo dục nên thường xuyên tổ chức các hoạt động
định hướng nhân cách cho học sinh, giúp học sinh phát huy những đức tính tốt
đẹp trong bản thân. Có hình phạt và cách giáo dục nghiêm khắc, phù hợp đối với
những học sinh gây ra bạo lực và có biện pháp hỗ trợ kịp thời đối với nạn nhân.
Tăng cường các hoạt động truyền thông, phối hợp với gia đình và cơ quan, đoàn
thể để phòng tránh bạo lực học đường.
-
Đối với giáo viên:
Giáo
viên cần chủ động quan tâm, theo dõi tình hình của các em học sinh trong lớp.
Phối hợp với gia đình và nhà trường hỗ trợ kịp thời những khó khăn của học
sinh. Đồng thời, có biện pháp can ngăn, giáo dục kịp thời đối với những trường
hợp có nguy cơ dẫn đến bạo lực đường. Tích cực tổ chức các hoạt động tập thể
nhằm tăng cường tình cảm của các em học sinh trong cùng lớp, cùng trường, tạo
môi trường học tập và giảng dạy lành mạnh.
- Đối với gia đình học sinh:
Bố
mẹ cần tạo ra môi trường sống lành mạnh, yêu thương cho con cái. Đồng thời,
phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để kịp thời nắm bắt
tình hình học tập của con em mình tại trường học.
Hãy chung tay để
ngăn chặn bạo lực học đường và xây dựng một môi trường giáo dục an toàn và tích
cực cho tất cả học sinh.
@ THANH THANH